Chim Én: là loại phổ biến ở những đồng ruộng Việt Nam, thường dễ nhận dạng với đặc điểm đuôi nhọn chẻ đôi, bay không liên tục, và đặc biệt hay đậu trên dây điện.
Yến cỏ: có thân hình giống chim yến, cách bay lượng cũng giống chim yến, đặc điểm nhận dạng: màu đen tuyền trên phần đuôi có mảng trắng, tiếng kêu đặc biệt, làm tổ bằng rơm rác nên cũng có tên gọi là yến rác, thường làm tổ trên hiên nhà, hoặc các lam gió bên hông nhà (loài này đang xuất hiện ngày càng nhiều tại trung tâm TP. HCM). Loài này không có hiệu quả kinh tế.
Chim yến: Thân nhỏ màu xám tiếng kêu đặc trưng phát ra sóng siêu âm, làm tổ bằng nước bọt (nước giãi) tổ yến thường gọi là yến sào, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cách tốt nhất để phân biệt chim yến với lại những loài khác là dùng âm thanh gọi yến về, khi về yến sẽ lượng vòng quanh khu vực phát ra âm thanh. (Những loài khác sẽ không đến khi bật âm thanh gọi yến)
anh cho tôi hởi vùng Tây Nguyên có thể nuôi chim yến được không, và cách phân biệt nhận biết chim yên như thế nào, ở đây co môt loài chim cách bay lượn than hinh giông như chim yến anh cho tôi vài ý kiến
Trả lờiXóaYến, Én, và Nhạn từ xưa thì gọi lẫn lộn, nhất là người miền Bắc. Trên thế giới có mấy chục giống Én, Yến.
Trả lờiXóaGần đây người ta làm nhà cho Yến ở, thì mới gọi con nào có tổ ăn được là Yến (nhất là người miền Nam), con nào tổ không ăn được là Én, là Nhạn. Cũng có lý thôi, vì chủ yếu Yến có tổ ăn được thì không ở miền Bắc Việt Nam.
Tiếng Anh thì xưa nay đều gọi lẫn lộn cả, vì họ không ăn tổ Yến. Họ gọi tên chúng theo quan hệ bà con trong môn Sinh Vật.
Con Yến làm tổ bằng đất và cỏ rơm trong nhà hay dưới mái hiên, thì người Mỹ gọi là Yến Nhà Kho (barn swallow), vì nhà kho và chuồng nuôi súc vật ở Mỹ hở trống, chim bay vào làm tổ được. Nhà ở thì kín bưng, chim không bay vào được. Con Yến có tổ ăn được thì tiếng Anh là Én Nhanh (Swiftlet swallow).
Tiếng Tàu thì còn lẫn lộn hơn nữa, vì con Ngỗng Trời cũng gọi là Nhạn, mặc dàu chữ nho thì viết khác.
Người Tàu miền bắc thì đọc chữ lơ lớ như Én, còn ngưòi Tàu miền nam thì đọc chữ lơ lớ như Nhạn.
Âm Hán Việt cổ thì đọc là Nhạn, nhưng âm người Việt và âm mới thì đọc là Én, Yến.
Yến sào là tên gọi trẹo của Én Sào, Nhạn Sào, nghĩa là Tổ chim Én, tổ chim nhạn.
Quên chưa trả lời bạn: Tây Nguyên, miền Núi, và xa biển thì không thể làm nhà cho Yến làm tổ được.
Trả lờiXóaCác giống Yến này chỉ ăn những sâu bọ bay có ở miền biển thôi. Có loại chỉ ở biển xa bờ, tổ nó bán giá cao hơn tổ yến ở bờ biển và gần bờ biển. Những giống Yến ở trong đất xa bờ biển thì tổ làm bằng bùn và cỏ, không thể bán cho người ăn được.
Miền núi cách biển 40 km có nuôi Yến được không anh
Trả lờiXóaYến cỏ có ăn được không ?
Trả lờiXóa