Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Bên Trong Nhà Yến Vừa Đi Vào Hoạt Động - Inside Bird House

Chim Yến Làm Gì Bên Trong ? Eka Viet xin gửi đến các bạn hình ảnh được ghi lại bên trong một dự án nhà yến vừa đi vào hoạt động khoảng hơn 1.... tuần.
Qua đó các bạn phần nào giải đáp được thắc mắc yến sẽ làm gì khi vào nhà bạn.




Chúc các bạn một ngày đầu tuần với mọi điều tốt đẹp.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Địch Hại Của Chim Yến? Mức độ ảnh hưởng tới sự thành công của nhà yến

Có rất nhiều bạn đã gửi email và liên hệ tới Ekaviet để hỏi xem liệu địch hại của chim yến là gì? Và chúng có ảnh hưởng gì tới sự phát triển bầy đàn, cũng như sự thành công của nhà yến. Chúng tôi xin có một vài chia sẽ nhỏ về vấn đề này.

Ngoài chim yến bạn cũng sẽ thấy một trong vài loài dưới đây xuất hiện nơi nhà yến của bạn.
Dơi
Một số nơi nhà yến thu hút nhiều dơi hơn Yến và một khi dơi đã ngự trị thì yến khó lòng tăng trưởng. Khi có dơi xâm nhập nhà yến của bạn hãy đừng đuổi chúng đi, vì chúng sẽ quay lại ngay sau đó, cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập.


Chuột
Chắn hẳn bạn đã biết lũ chuột phá tới mức nào


Kiến
Những côn trùng tuy nhỏ bé nhưng đủ sức phá sự thành công của nhà yến bạn.

Dán
Đừng bao giờ bỏ giấy, hoặc báo trong nhà yến của bạn, rất nhiều người đã dùng giấy và báo để che chắn bên trong nhà yến của mình, tuy nhiên đó là cách làm không thông minh vì dán luôn sẵng sàng để tấn công nhà yến bạn.

Rắn
Một số loài rắn rất giỏi trong việc leo tường.

Rết
Rết là loại ăn côn trùng tuy nhiên chúng có thể phá giấc mơ thành công nhà yến của bạn.

Tắc Kè
chúng có thể ăn chuột vậy chim non thì sao.

Nhện
Một số loài nhện có tiết ra chất độc và chúng sẽ phá hoại đàn yến của bạn, hãy đừng dùng tay bắt chúng, hãy thật cẩn thận thậm chí đeo bao tay

Chim Cú, Chim Heo
Là loài chim ăn thịt sống, một khi chúng ngự trị, nhà yến của bạn tất yếu sẽ vắng bóng chim. Bạn đừng nghĩ tại thành phố không có sự hiện diện của loài chim này, vì chúng tôi vừa bắt được một ổ Chim Heo gồm 3 chim con bên trong nhà yến tại quận 7, TP. HCM

Mối Mọt
Chúng rất thích các thanh làm tổ, hãy tưởng tưởng xem nhà yến của bạn ra sao sau 2 hoặc 3 năm.






Bọ Chét
Đôi khi bạn vào nhà yến đi vài vòng là có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, một số chỗ bị chảy máu hoặc có những vết đỏ trên da, thủ phạm chính là những chú bọ chét, chúng rất nhỏ tuy nhiên ta có thể nhìn thấy chúng dễ dàng trên tường hoặc trên mặt sàn, hãy tìm cách xử lý chúng trước khi quá muộn

Trộm Cuối cùng là địch hại nguy hiểm nhất của Yến là Con Người, sức tàn phá của Con Người thì chắc hẳn ai cũng hiểu.


Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Tuyết rơi tại Sapa

Lần đầu tiên tuyết rơi tại Sapa vào tháng 3, Ekaviet xin được trích đăng một số clip Tuyết rơi tại Sapa, đây là hiện tượng bất thường nhưng vẫn nhận được sự thích thú rất nhiều từ du khách và dân trong vùng.




Enjoy!!!!

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2011

Tỷ lệ thành công của nhà nuôi yến tại Việt Nam.

Câu hỏi của Bạn T.H (TP. HCM) và của rất nhiều bạn quan tâm đã gửi mail về địa chỉ ekaviet@gmail.com: " Tôi có đọc 1 bài trên báo Tuổi Trẻ nhan đề :"TP.HCM: nuôi chim yến vượt quá tầm kiểm soát" với nội dung:

TT - Dù mới được phê duyệt xây 10 căn nhà nuôi chim yến nhưng trên địa bàn huyện Cần Giờ (TP.HCM) đã có tới gần 100 căn nhà nuôi chim yến, và tiếp tục tăng lên ở nhiều nơi trên địa bàn - ông Phạm Trọng Đức, phó Phòng kinh tế huyện Cần Giờ, cho biết tại hội thảo sơ kết mô hình nuôi chim yến trong nhà trên địa bàn Cần Giờ ngày 3-3

Việc nuôi chim yến phát triển quá nhanh tại Cần Giờ là do mức lợi nhuận rất cao, hiện giá yến sào (tổ yến) ở mức 35-36 triệu đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Cần Giờ kiến nghị mở rộng phát triển khu vực nuôi chim yến trên địa bàn lên 1.127ha. Tuy nhiên, đề xuất này không nhận được đồng tình của các nhà chuyên môn thuộc chi cục kiểm lâm, thú y và chi cục phát triển nông thôn do chưa có đánh giá về tác động rủi ro, ảnh hưởng đến khu dân cư và chưa có quy hoạch cụ thể.

Nghề nuôi chim yến có đầu tư cao (1,9-3 tỉ đồng/nhà) nhưng tỉ lệ thành công rất thấp, khoảng 10%. Do đó, theo lãnh đạo TP.HCM, cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học trước khi cho phép mở rộng vùng nuôi chim yến tại TP.HCM."

Như vậy thông tin trên là như thế nào, va hiện giờ muốn nuôi yến thì phải như thế nào, làm gì để thành công trong lĩnh vực được xem là mới mẻ này?

Có nên chăng phát triển nuôi yến sào thành một ngành công nghiệp?

Ekaviet xin trả lời câu hỏi của bạn như sau (theo ý kiến chủ quan của chúng tôi):

_ Sự thật là đúng như bài báo đã viết hiện Cần Giờ có tới gần 100 căn nhà yến đã và đang được xây mới và còn tiếp tục được mở rộng, hiện chỉ có 10% nhà yến thành công. Tuy nhiên nếu nhìn một cách công tâm và khách quan thì không hẳn 90% nhà yến còn lại thất bại: Chúng ta đồng ý quan điểm nếu 100 căn nhà yến hình thành cùng lúc thì không hẳn nhà nào cũng có yến, nhưng 10% căn nhà yến thành công đó có đủ sức chứa với lượng yến tăng trưởng sau 1 vài năm nữa, và chúng sẽ ở đâu. Tại sao những nước như Indonesia, Thailand, Maylaysia họ đã phát triển nghề yến vài chục năm trước mà giờ đây họ vẫn đang tiếp tục xây dựng những căn nhà yến mới, yến sào đã trở thành một trong những ngành công nghiệp của họ, thậm chí còn có một số nhà đầu tư từ malaysia, indonesia, thailand... đã và đang đầu tư xây dựng nhà yến tại Việt Nam.

* Thứ nhất Cần Giờ có nguồn thức ăn dồi dào, về lâu về dài sẽ đảm bảo nguồn thức ăn cho chim yến sinh sản và tăng trưởng tốt (vì khu vực này có rừng ngập mặn đang được bảo tồn, sẽ cung cấp một lượng lớn côn trùng là nguồn thức ăn cho chim yến).

* Thứ hai: mỗi năm chim yến sinh sản 2 - 4 lần (tùy loại yến) mỗi lần đẻ 2 trứng, thì với lượng tăng trưởng như vậy lượng yến mới cũng cần phải có chỗ trú ngụ.

* Thứ ba: chúng ta không nên đòi hỏi quá mức ví dụ như là: vừa mới làm nhà xong lại có hàng trăm, hàng ngàn con vào ở ngay, đầu tư nuôi chim yến là đầu tư về lâu về dài, nếu bạn xây dựng đúng cách và môi trường bên trong nhà yến đảm bảo đủ tiêu chuẩn (nhiệt độ từ 27-30 oC và độ ẩm từ 70 - 90%) thì chắn chắn tương lai gần sẽ có yến vào làm tổ (điều kiện là vùng đó phải có chim yến và có nguồn thức ăn cho yến).

* Thứ Tư: nhà yến sau khi làm xong cần một khoảng thời gian từ 1 - 3 tháng để có thể mất mùi nhà mới (nên kiên kỵ ra vào nhà yến trong thời gian này để tránh gây ra sự bất ổn cho nhà yến mới khi yến vừa mới vào trú ngụ - rất nhiều nhà yến thất bại do yếu tố con người thích ra vào quan sát yến trong giai đoạn đầu), khi đó yến sẽ mạnh dạn vào ở và làm tổ.

* Thứ Năm: không hẳn tất cả những người xây nhà yến đều có kiến thức chuyên sâu về yến (nên thất bại là điều không thể tránh khỏi). Phải khảo sát đánh giá xem tại khu vực mình dự tính nuôi yến có yến hay không (có thể là yến rác hoặc én)

* Thứ sáu: không hẳn tất cả những người nuôi yến họ không biết sự thành công của chim yến đến muộn. Vì đầu tư nhà yến là đầu tư cho tương lai lầu dài (Mỗi nhà yến có thể cho hiệu quả kinh tế từ 30 - 50 năm). Để đánh giá một nhà yến thành công hay không phải sau 5 năm. Tuy nhiên trong năm đầu tiên chúng ta cũng không khó nhận ra điều này, đánh giá qua số lượng chim trú ngụ sau 1 năm và có bao nhiêu tổ yến hình thành.

* Thứ bảy: không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn để đầu tư nuôi chim yến như bài báo nêu trên, một nhà yến chuyên dụng trung bình không trên 1 tỷ đồng, những người bỏ ra hơn số trên chắc hẳn họ không dại dột mà bỏ ra số tiền như vậy để làm mà đã phải có bỏ ra một khoản thời gian khá dài để nghiên cứu tìm hiểu trước khi quyết định đầu tư.

* Thứ tám: để thành công trong lĩnh vực nuôi yến bạn nên cân nhắc, tìm hiểu vị trí có thể nuôi yến (khảo sát, đánh giá lượng yến tại khu vực dự định nuôi yến, nguồn thức ăn cho chim yến, môi trường xung quanh v..v.), tiếp đến phải nghiên cứu kỹ xem mô hình nuôi yến như thế nào (hoặc chọn nhà tư vấn có kinh nghiệm và am hiểu trong lĩnh vực này giúp đỡ cho bạn), cuối cùng là xây dựng một nhà yến với đầy đủ yếu tố cần thiết để tạo ra môi trường phù hợp để chim yến có thể sinh sống và tăng trưởng bền vững.


Trên đây là ý kiến chủ quan của EkaViet,Tuy nhiên chúng tôi cũng ủng hộ chính quyền địa phương nên có những biện pháp để quản lý vấn đề này, để tránh rủi ro nhiều cho đầu tư, tránh tình trạng đầu tư dàn trãi kém hiệu quả, và để thúc đẩy ngành yến thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững và hiệu quả trong tường lai. Bạn có thể đánh giá theo ý kiến riêng và nhận định của mình. Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về Ekaviet@gmail.com. Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến của các bạn.


Nhà Yến Mô Hình Chuẩn Malaysia



Bản vẽ 3D sẽ giúp bạn có được khái niệm rõ ràng và chi tiết về mô hình chuẩn nhà yến.




Bạn muốn sỡ hữu đầy đủ chi tiết bản vẽ 3D, hãy liên hệ ngay để có giá tốt nhất.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Thành Phố Có Nuôi Được Yến Không?

Một câu hỏi của bạn Hiếu (Quận Bình Thạnh).

"Thành phố có chim yến không, và nhà mình có 1 trệt 2 lầu mình muốn dùng sân thượng và tầng hai để nuôi yến được không. Một căn nhà yến chuyên dụng thì xây dựng tốn bao nhiêu bao gồm cả trang thiết bị"

Xin trả lời bạn như sau:
1) Hiện nay ở thành phố đã nuôi được yến có khoảng trên dưới 100 căn nhà yến, tuy nhiên để biết chính xác tại địa điểm của mình có nuôi được hay không nên đặt máy để xem yến có về hay không.
2) Bạn vẫn có thể cải tạo tầng 2 và tầng thượng để dùng mục đích nuôi yến, tuy nhiên phải xem xét điều kiện xung quanh, ví dụ: mục đích sử dụng hiện tại, xung quanh nhà bạn có bị che chắn gì không, tường hiện hữu của bạn là tường đơn hay tường đôi....

Q.Bình Thạnh hứa hẹn sẽ là vùng đất tốt cho chim yến trú ngụ

3) Một căn nhà yến chuyên dụng bây giờ ví dụ: Diện tích đất 100m2, xây dựng theo tiêu chí 1 trệt 2 lầu, ta sẽ có tổng diện tích để nuôi yến là 300m2, giá xây dựng bao gồm trang thiết bị trung bình vào khoảng 800 triệu. Giá có thể giao động tùy vào vùng đất (đất mềm sẽ tốn nhiều vào chi phí móng, cọc...)


Clip khảo sát yến tại P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức